Tại Việt Nam Vịt Triết Giang

Nhập giống

Vịt Triết Giang được nhập vào Việt Nam từ nhiều năm kể từ năm 2005 qua đường tiểu ngạch đã được nuôi ở nhiều tỉnh thành Việt Nam. Đến tháng 1 năm 2007, giống vịt này mới chính thức được nhập vào Việt Nam và được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn Nuôi). Vịt Triết Giang phát triển với tốc độ nhanh chóng, trở thành giống vịt có đầu con đứng thứ 2 sau vịt cỏ. Giống vịt Triết Giang có nhiều ưu điểm so với các giống vịt chuyên trứng được nuôi tại địa phương, chúng cho sản lượng trứng cao hơn năng suất trứng của vịt Cỏ, tương đương với năng suất trứng của các giống vịt siêu trứng khác như vịt Khaki Campbell và CV 2000[6].

Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây) hoặc nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá-vịt), nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam. Vịt Triết Giang có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu Việt Nam, vịt có khả năng chống chịu bệnh tất rất tốt, đạt tỷ lệ nuôi sống từ 90- 92%. Nhiều hộ dân đã trở nên thoát đói, giảm nghèo nhờ nuôi giống vịt Triết Giang.

Giống vịt này được nuôi chỉ để đẻ (siêu trứng). Khi nuôi vịt trứng, người ta làm cho chúng thân càng bé càng tốt để đỡ tốn thức ăn. Tuy nhiên, quá trình ấp, tạo phôi, lò ấp sẽ phải sàng lọc để chỉ dùng con vịt cái. Các con vịt đực được tạo ra phải tiêu hủy ngay chứ không bán ra ngoài thị trường để chăn nuôi, con mái sau khi ấp xong dùng để đẻ, còn con đực được đem bán với giá rẻ. Nhiều hộ nuôi đến 3 tháng, nhưng chúng chậm lớn nên không bán ra thị trường được, phải tốn tiền mua thức ăn để nuôi những con vịt cao cổ trẻ mãi không già[5][7].

Nguyên nhân là người dân đã chọn giống vịt không chuẩn để nuôi, người dân đang nuôi phải giống vịt chuyên để đẻ nhưng lại là vịt đực, đây là giống vịt được ấp giống không chuẩn thì phải tiêu hủy ngay các đàn vịt này do ngoài việc nuôi tốn lương thực, nếu con giống này đủ lớn đến thời kỳ giao phối sẽ kéo theo nhiều hiểm họa về sau, có nguy cơ người dân sẽ còn phải đối mặt với chuyện con giống này phối giống với vịt bản địa sẽ gây phân ly không ra giống gì và xuất hiện những con giống không ra vịt, cũng chẳng ra gà[7].

Miền Bắc

Tại hộ nông dân xã Đông Minh huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, nuôi 600 con vịt sinh sản chuyên trứng Triết Giang hàng ngày cho khoảng 512 - 535 quả trứng[2]. Thái Nguyên có hiệu quả từ mô hình nuôi vịt chuyên trứng an toàn sinh học trong quá trình nuôi tỷ lệ mắc các bệnh thông thường giảm hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, tỷ lệ sống của vịt 13 tuần tuổi đạt 95%[6] Một số hộVĩnh Phúc làm giàu từ vịt siêu đẻ [12] Thái Bình đã khảo nghiệm đề xuất nhiều giống gia cầm mới vào sản xuất trong đó có Vịt Triết Giang[13].

Tại Huế

Lần đầu tiên trên địa bàn huyện miền núi Nam Đông xuất hiện loại vịt cao cổ này, tại huyện miền núi Nam Đông, xã Hương Hòa, Hương Lộc và thị trấn Khe Tre đã có đến hơn 2.000 con vịt cao cổ được thả nuôi. Các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, giống vịt họ mua được giới thiệu là vịt siêu nạc và nhiều người dân sau khi mắc bẫy nuôi phải vịt siêu cao cổ đã đem bán tràn lan ở chợ đầu mối với giá rẻ. Đây là những đàn vịt không rõ nguồn gốc, xuất xứ được đưa vào các vùng biên để tiêu thụ. Nhiều người vì hám rẻ đã mua về nuôi dẫn đến hậu quả lớn[5].

Miền Tây

Mô hình nuôi vịt sinh sản chuyên trứng của giống vịt triết giang tại thị xã Tân Châu, An Giang[9] Đặc biệt là tại Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi giống vịt đẻ Triết Giang, sau 118 ngày, vịt bắt đầu cho trứng, vịt phát triển tốt, đồng đều, trọng lượng 1,3 – 1,4 kg/con, tỷ lệ đẻ 70-75%, 300 trứng/ngày/425 con (đã loại thải những con không đạt chuẩn sinh sản), tỷ lệ hao hụt 5%, Bạc Liêu đã cho thấy hiệu quả từ nuôi vịt đẻ Triết Giang[11][14][15]. Ở xứ này có loài vịt cổ cò thịt ngon như vịt trời. Ai muốn ăn cứ ra ruộng bắt về ăn, không tốn đồng nào, Vịt cổ cò trưởng thành đang được người dân nhốt lại để ăn thịt và cho láng giềng[16] Chúng được sử dụng để chuyên đi diệt sâu rầy, lũ vịt cứ theo bản năng tự nhiên rúc vào các đám lúa tìm bắt sâu, rầy, bướm, ốc bươu vàng, Khi được thả xuống ruộng, bầy vịt nhanh chóng tản ra, lao vào các đám lúa tìm bắt sâu rầy[16]

Tại Trà Vinh, có mô hình nuôi vịt đẻ theo phương pháp an toàn sinh học[17] với việc chuyển giao 6.850 con vịt 01 ngày tuổi (giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ dân ở hai huyện Càng LongCầu Kè[18] Kiên Giang phối hợp mô hình nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học với quy mô 3.450 con vịt Cò, sau 14 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, chi phí lao động giảm, đem lại lợi nhuận cao[19].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vịt Triết Giang http://nongdan24g.com/2010/09/19/vinh-phuc-lam-gia... http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/can-tieu-hu... http://baodatviet.vn/kinh-te/do-no-vi-vit-la-22470... http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-... http://www.kinhtenongthon.com.vn/Bac-Lieu-Hieu-qua... http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://danviet.vn/tin-tuc/dua-vit-triet-giang-ve-b... http://vinhlong.agroviet.gov.vn/ContentDetail.aspx... http://sokhcn.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/0... http://sokhcn.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/0...